Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

Tiên thiên khí công nguyên pháp

 Tiên thiên khí công nguyên pháp


Trong vài năm gần đây, luyện tập khí công đang dần trở thành một trào lưu được nhiều người tìm hiểu và luyện tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và tập đúng. Luyện tập khí công không những giúp cho cơ thể luôn trong sáng và bền vững mà còn giúp kết hợp trị liệu, nhưng nếu tập sai, sẽ gây không ít hậu quả cho người tập.  TĐT biên soạn lại theo những bài giảng và tài liệu của Đại sư Nguyễn Văn Thắng – Trưởng môn phái Thăng Long Võ Đạo.



Tiên thiên khí công nguyên pháp


Tiên thiên khí công nguyên pháp là công pháp tĩnh công, đó là phương pháp dùng Hậu thiên để tăng cường cho Tiên thiên.


Bình thường, Tiên thiên khí vẫn vận hành trong cơ thể theo một chu trình khép kín nhất định. Nhưng tùy từng căn cơ, sức khỏe và tuổi tác, quá trình vận hành có thể mạnh, có thể yếu hoặc có thể có những rối loạn cục bộ hay toàn thể mà làm cho cơ thể suy giảm tinh lực dẫn đến bệnh tật hoặc lão hóa (nhanh hoặc chậm).


Tập tiên thiên khí công nguyên pháp là dùng Hậu thiên (cái do luyện tập và có) tăng cường cho Tiên thiên (cái có sẵn từ khi sinh ra), làm cho dòng năng lượng trong người luôn xuôi chảy đều đặn và thông thoáng. Do đó khí huyết luôn lưu hành, kinh lạc thông suốt, âm dương quân bình, thủy hỏa tương tế làm cho năng lượng sinh hoạt trong cơ thể luôn quân bình và tăng trưởng để thích nghi cao nhất với Tự Nhiên – có tác dụng phòng bệnh, trị liệu, phục hồi chức năng, đem lại sức khỏe và tuổi thọ.


Tiên thiên khí công nguyên pháp là một công pháp tĩnh khí công chân truyền của môn phái Thăng Long Võ Đạo đã mang lại lợi ích thiết thực về sức khỏe và tuổi thọ cho công đồng trong nhiều năm qua.


Tư thế ngồi bán già hoặc kiết già, thời gian tập từ 22 – 24h hàng ngày (các giờ khác đều được nhưng không tốt bằng). Mặt nhìn về hướng Bắc.

Phần I: Điều thân – Điều tức – Điều tâm


Bước 1: Điều thân


- Điều thân động để giãn mở cân cơ xương bằng các bài tập động công như: Bát đoạn cẩm, Dịch cân, tẩy tủy kinh hay Cửu thủ nhuyễn công …. Nếu không biết các công pháp trên thì có thể tùy ý khởi động như các môn thể thao nói chung, hay bài khởi động trong võ thuật. Nếu cũng không nắm được các cách khởi động này thì có thể khởi động theo 4 động tác cơ bản sau đây:


+ Hai bàn tay đan vào nhau, áp vào bụng dưới, ý thủ nội đan, (Tinh thần hướng vào phần bụng dưới). Tiếp theo hít khí vào, phình bụng hết cỡ thì đồng thời xoay hai lòng bàn tay và đồng thời đẩy về phía trước như xô vật nặng, lúc này toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở ra, toàn thân thả lỏng và hai bàn tay xoay hướng lòng bàn tay vào hạ đan điền (phần bụng dưới). Tinh thần nội thủ vào trong (như phần chuẩn bị ban đầu) Làm như trên 5 lần.


+ Vẫn từ tư thế chuẩn bị; Khi hít vào hai lòng bàn tay hướng lên trên và đẩy thẳng như đẩy trời (Song thủ thác thiên). Lúc này toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở ra, toàn thân thả lỏng và hai bàn tay xoay, hướng lòng bàn tay ôm vào hạ đan (phần bụng dưới). Tinh thần nội thủ đan điền. Làm 5 lần.


+ Từ tư thế chuẩn bị; Khi hít vào xoay lòng bàn tay hướng và đẩy xuống lòng đất, như ép đất (Song thủ án địa). Toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở ra, toàn thân thả lỏng và hai lòng bàn tay xoay hướng lòng bàn tay ôm vào hạ đan điền (phần bụng dưới). Tình thần nội thủ đan điền. Làm 5 lần.


+ Từ tư thế chuẩn bị; Khi hít vào xoay lòng bàn tay hướng sang hai bên vai và đẩy thẳng, như đẩy khối nặng sang hai bền (Thủ thác thiên cân). Toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở ra, toàn thân thả lòng và hai lòng bàn tay xoay, hướng lòng bàn tay ôm vào hạ đan điền (phần bụng dưới). Tinh thần nội thủ đan điền. Làm 5 lần.



- Điều thân tĩnh: Ngồi tư thế kiếp già hoặc bán già, bắt chân trái lên trước hay chân phải lên trước (gọi là Hàng ma tọa hay Cát tường tọa). Cột sống luôn thẳng, toàn thân mềm, đặt 1 gối hoặc đệm mềm 3 – 4 cm dưới mông. Hai tay ôm ấn Kim cang pháp bảo (Hai tay đặt ngửa. Nam tay trái lên trên, nữ tay phải lên trên. Hai ngón tay cái chạm nhau). Lắng thần sụp mi, tức là tinh thần hướng vào trong – hai mắt buông rèm khép nhẹ, để một khe sáng hướng xuống rốn. Vì mở mắt sẽ động tâm ra ngoài, còn nhắm mắt hẳn sẽ động nhãn cầu và gây ảo giác.



Bước 2: Điều tức


2.1 Thải trọc khí.


- Thở trọc khí trong ổ bụng ra ngoài qua kẽ răng, đồng thời từ từ gập người xuống để ép hết trọc khí trong ổ bụng.


- Hít vào bằng mũi để lấy thanh khí vào phổi, đồng thời từ từ ngồi thẳng dậy.


- Quá trình trên làm 3 lần (tức 3 nhịp thở)


2.2 Thông đường hô hấp.


Ta hít một hơi dài từ mũi vào đan điền và thở hơi dài từ đan điền (bụng dưới) qua mũi. Làm 6 nhịp thở.


2.3 Khuếch tán khí nội đan.


Hít vào dẫn khí từ mũi xuống đan điền. Thở ra lan tỏa khí trong ổ bụng. Làm 6 nhịp thở.



Bước 3. Điều tâm.


Tinh thần yên tĩnh nhìn vào nội đan, hơi thở tự nhiên, đếm nhẩm chậm rãi từ 1 - 36.




Phần 2: Công pháp chính



Bước 1: Kích hoạt nội đan


Theo dõi hơi thở tại đan điền, biết bụng phình ra và hóp vào. Quá trình này có dụng công nhẹ để làm ấm nóng đan điền và khí vận hành rõ trong nội đan.



Bước 2: Khai mở Mệnh môn


Khi hít vào nhận biết đan điền (dưới rốn 3cm). Khi thở ra quán chiếu và theo hơi thở đẩy năng lượng sang Mệnh môn (đối diện với đan điền ở phía thắt lưng). Khi qua một số hơi thở, chúng ta thấy vùng Mệnh môn căng tức như bị đè nén. Tiếp tục theo dõi hơi thở và lan tỏa năng lượng thì một lúc sau ta thấy vùng thắt lưng xuất hiện hơi ấm. Sức ấm nóng tăng dần và chúng ta sẽ thấy một dòng nóng ấm xông lên cột sống, làm cho vùng lưng trên ấm dần (hiện tượng thông lửa). Cảm giác lúc này sống lưng như giãn ra và kéo dài – Tại vùng thắt lưng nhẹ bẫng. Lúc này, Mệnh môn đã mở rộng hơn, việc tiếp nhận và lan tỏa năng lượng sẽ dễ dàng và thông thoáng hơn (căng tức – nóng ấm – thông thoáng).



Bước 3: Khai mở Hội âm


Hít và nhận biết Đan điền, khi thở ra quán chiếu và đẩy năng lượng xuống Hội âm (tâm lực này là khoảng rỗng như quả trứng ở giữa bộ phận sinh dục và hậu môn).


Qua một số hơi thở ta thấy vùng Hội âm giãn mở, năng lượng dao động nhẹ nhàng như làn sóng tròn (như khi ta ném viên sỏi xuống nước). Tiếp túc theo dõi hơi thở và quán chiếu năng lượng ta sẽ thấy cảm giác khí (Khí cảm) rõ hơn, tại vùng Hội âm như lỏng ra và dần dần như rỗng. Vùng Hội âm sẽ cảm thấy mát dần và khí xông lên sẽ làm cho vùng thắt lưng có cảm giác mát nhẹ nhàng như thoa dầu bạc hà và như bong bóng xà phòng loang dần về hai thận. Như vậy, Hội âm đã giản mở rộng hơn, địa khí xông lên hai thận dễ dàng, sẽ làm vượng khí ở thận (rỗng – mát).

Bước 4: Xoay chuyển nội khí trong hạ đan điền (Khoang bụng dưới)


Khi hít vào ta dẫn khí từ Hội âm lên Mệnh môn, dừng lại một chút. Tiếp tục hít đẩy khí sang khí hải (Huyệt dưới rốn độ 3cm), dừng lại một chút. Khi thở ra đẩy năng lượng xuống Hội âm. Quá trình này cũng như toàn bộ công pháp, đều mượn hơi thở để khai mở các tâm lực và dẫn năng lượng.


Bước này sẽ làm cho nội khí trong Đan điền mạnh hơn và sẽ tăng cường năng lượng để thông hoạt hai thận.



Bước 5: Thủy hỏa ký tế


Khi hít vào ta dẫn năng lượng từ Ấn đường xuống Đan điền. Thở ra quán chiếu đẩy năng lượng sang Mệnh môn. Chỉ cần dẫn dắt một số hơi thở, ta sẽ thấy năng lượng một đi xuống, một xông lên rất rõ ràng (Hoặc một ly tâm, một hướng tâm). Năng lượng từ Thượng đan xuống đan điền sẽ nối thẳng xuống Hội âm và năng lượng từ Mệnh môn sẽ tiếp nối với năng lượng từ Hội âm xuông lên tạo thành một vòng khép kín. Lúc này chúng ta có thể dụng công nhẹ hơn, chỉ cần dụng ý để vận chuyển khí, sau một số nhịp thở thì chu thiên khí tự vận hành mạnh mẽ, đường xuống đường lên rõ ràng. Khi đó đỉnh não sẽ xuất hiện một ổ hưng phấn nhỏ và phần bụng dưới khí lực lan tỏa mạnh hơn.


Hơn nữa, Tâm hỏa tàng thần và Thận thủy tàng tinh sẽ kết nối với nhau hòa hợp hơn, mạnh mẽ hơn.



Bước 6: Giới khí nội quan


Khi hít vào ta cảm nhận năng lượng thu quy về Đan điền, khi thở ra cảm nhận nặng lượng từ Đan điền lan tỏa toàn thân. Qua phép thở này toàn thân sẽ ấm nóng và năng lượng sẽ lan tỏa đều trong toàn thân.



Bước 7: Kết nối năng lượng (Kết nối càn khôn)


Thở ra ta cảm nhận năng lượng cơ thể qua da lan tỏa khắp pháp giới. Và khi hít vào ta cảm nhận năng lượng từ pháp giới qua da xâm nhập toàn thân. Đây là phép thở qua da hay còn gọi là phép thở Tịnh tức – phép thở thanh nhẹ nhất. Qua phép thở này thì toàn bộ cơ thể cùng thở, toàn bộ lục phủ ngũ tạng cùng thở, toàn bộ mọi tế bào cùng thở và 84.000 lỗ chân long cùng thở. Toàn bộ năng lượng cở thể đã hòa hợp tuyệt đối với năng lượng của vũ trụ.


Qua phép thở này mọi trọc khí trong người sẽ ra ngoài và tiếp nhận năng lượng mới của vũ trụ. Cơ thể sẽ khỏe hơn, sinh lực sẽ dồi dào hơn, trí tuệ sáng suất hơn, tâm sẽ thanh tịnh hơn.


Đây là 1 trong 3 phép thở cao nhất trong Thánh tức (Tịnh tức). Tức là hơi thở Dũng tuyền, hơi thở Đan điền và hơi thở qua da.



Phần 3: Thu công


Tất cả mọi pháp khí công, dù động, dù tĩnh đều phải Thu công.


Bước 1:


Tâm an trú tại Đan điền để theo dõi hơi thở, để hơi thở tự lắng (dùng hữu thức để kiểm soát vô thức). Khi hơi thở êm dịu và thanh nhẹ thì tâm sẽ an lắng, thân sẽ thư giãn tự nhiên. Vì hơi thở là cầu nối giữa Tâm và Thân nên khi có hơi thở tốt thì Thân Tâm sẽ an lắng, mọi bí kết sẽ bị pháp vỡ, sự cân bằng sinh học được lập lại. Vì sự thanh tịnh là định lực của vũ trụ, sẽ đưa chúng ta về với trật tự thể của vũ trụ, trở về với sự hòa hợp tuyết đối. Khi đó con người sẽ hòa hợp với Đại tự nhiên, mà Tự nhiên vận hành với quy luật của vũ trụ, đó là Đạo.


Bước 2:


Sau khi an trụ khí tại Đan điền, chúng ta dùng ý để vận hành khí trong Đan điền xoay tròn theo chiều kim đồng hồ 36 vòng để quy nguyên tam bảo, xoay vòng nhỏ rồi xoay vòng lớn, tiếp theo xoay ngược chiều kim đồng hồ, vòng lớn trước, vòng nhỏ sau.



Phần 4: Xả pháp



Cùng giống như xả thiền


- Bước 1:


Hướng tâm ra ngoài


- Bước 2:


Nháy mắt động thần


- Bước 3:


+ Rung động toàn thân


+ Co duỗi chân


+ Đấm huyệt dũng tuyền


- Bước 4:


+ Khởi động lại và xoa bóp các khớp từ trên xuống dưới.


+ Dùng lòng bàn tay vỗ toàn thân (cả trước và sau).


+ Tập lại 1 bài động công (Bát đoạn cẩm, Dịch cân kinh hoặc Cửu thủ nhuyễn công) 



Chú ý:


-          Khi luyện tập công pháp này thì tâm phải an lắng


-          Khi tâm trạng bất an thì không nên vận hành tiên thiên


-          Cột sống phải luôn luôn thẳng, thân mềm


-          Từ pháp chính, lưỡi đặt nhẹ lên chân hàm trên để kết nối chu thiên


-          Không được giật hậu môn, khí âm sẽ xông lên não, sẽ dần hư não


-          Nên tập những lúc yên tĩnh để dễ định tâm


-          Người già, người yếu, người bệnh càng phải năng tập


-          Mọi lúc, mọi nơi đều có thể tập luyện được.







Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

Lấy năng lượng đất trời - Khái Thái Âm và Khí Thái Dương

1. Lấy Khí Thái Dương: Tháng 2,4,5
Trụ chân phải, tay trái mở cao, tay phải mệnh môn
18-24 hơi thở




2. Lấy Khí Thái Âm, Thủy Khí: Tháng 8, 10, 11
Lấy Khí thái âm và thủy khí vào giờ hợi và giờ Tý - từ 9h đến 1h đêm
Thái âm lấy theo 2 tư thế. 1- song long chầu nguyệt ( ngồi dựa lưng vào ghế, dơ hai tay ngang mặt và nhìn vào mặt trăng). 2 - mệnh môn thái nguyệt. ( quay mệnh môn để mặt trăng dọi vào mệnh môn. Tư thế ngồi hơi cứ để kéo căng mệnh môn)
Thời gian lấy thái âm nữ 5 nam 3. Nữ khoảng 15 đến 20'. Nam 10 đến 15'

Thời gian lấy thái âm nữ 5 nam 3. Nữ khoảng 15 đến 20'. Nam 10 đến 15'
    
Lấy thủy khí thì ngồi thế trang công. 2 tay dơ song song với mặt đất. Lấy trong 3 tháng 8, 10, 11
Lấy thái âm vào thời gian trăng tròn tháng 8 từ 12 đến 18/8 âm lịch

Bát bộ trang công - TLVĐ (Thêm lấy thiên-địa khí --> Cửu pháp liên hoa)

Khí công là công phu tu luyện khí, gồm thời gian và chất lượng luyện công. Thông qua điều tâm, điều tức, điều tâm để thu nhận tinh hoa của trời đất (năng lượng) về trung tâm của đan điền. Qua đó sẽ thấu qua thượng đan, hạ đan để lan tỏa toàn thân. Làm cho khí huyết lưu hành, thủy dịch xoay vần, kinh lạc thông suốt, âm dương quân bình, thủy hỏa tương tế. Làm cho nhịp điệu sinh học của cơ thể thích nghi cao nhất với trời đất (thiên nhân hợp nhất).


Công năng của khí công bao gồm từ động công đến tĩnh công và thiền định, có tác dụng thông hoạt phổi và điều hòa khí huyết, kết nối tâm thận, tăng cường chuyển hóa gan, mật, nhuận tỳ vị, trong sáng tinh thần. Động công để giãn mở can cơ xương. Làm trẻ hóa bộ khung cơ thể. Tĩnh công để vượng tinh khí thần làm cân bằng, trẻ hóa hệ thống nội tạng. Thiền định để thanh tâm, dưỡng thần và phát huệ giác.

Tu luyện khí công sẽ làm chuyển hóa thân, tâm, làm cho bộ khung cơ thể (thân vật lý) vững bền. Bên trong làm vượng tinh - khí - thần (thân năng lượng) cũng sẽ làm cho trạng thái tâm thức thanh tịnh, an lạc và trí huệ (thân tâm linh). Các thầy khí công thường sống khoẻ mạnh, trường thọ và an lạc. Thông qua tu luyện khí công sẽ làm mạnh cân - cơ - xương, vượng tinh - khí - thần và làm ý trống tâm trong, sẽ làm tăng sức mạnh và sức bền sinh học, với trạng thái tâm thanh tịnh sẽ đưa đến sự bền vững và trẻ hóa thân tâm.

Trẻ hóa bằng bát bộ trang công

Có 8 tư thế đứng trang công (còn gọi là bát bộ trang). Đây là phương pháp thiền động, khai mở các tâm lực để lan tỏa năng lượng toàn thân và làm mạnh hệ thống cân - cơ - xương toàn thân. Sẽ đạt nội kiên ngoại cường. Cơ thể như kim cương bất hoại, trong sáng, rắn chắc và bền vững. Kết thúc bằng xoa bóp Tinh - Khí - Thần.

1. Khởi động: Thông thường toàn thân để giãn mở cân cơ xương.
2. Chuẩn bị: Đứng thẳng, 2 chân đứng ngang vai, 2 tay song song bên hông. Ngón cái bấm vào ngón trỏ.
3. Thải trọc khí: Thở ra, người từ từ gập xuống (thân vuông góc với chân). Hít vào, từ từ đứng thẳng dậy. Thực hiện 3 lần.
4. An trụ tâm: 2 tay chắp trước ngực, cằm thu, miệng ngậm tự nhiên, 2 gối lỏng. Ý niệm tại đan điền (khoang bụng dưới).

5. Hành pháp:
- Nhất đẩy sơn (đẩy một trái núi): Khi thở ra 2 bàn tay đẩy thẳng ra trước như đẩy trái núi ra xa. Tâm hướng ra ngoài. Hít vào, toàn thân thả lỏng, 2 tay chắp trước ngực. Tâm hướng về đan điền. Thực hiện 5 hơi thở (H 1).
- Nhị đẩy sơn: Thở ra, 2 tay đẩy sang 2 bên vai như đẩy 2 trái núi ra xa, tâm hướng ra ngoài. Hít vào 2 tay chắp trước ngực, toàn thân thả lỏng và tâm hướng về đan điền. Thực hiện 5 hơi thở (H 2).
- Tam đẩy thiên: Thở ra, 2 tay đẩy lên như nâng trời xanh, tâm hướng ra ngoài. Hít vào 2 tay chắp trước ngực, toàn thân thả lỏng và tâm hướng vào trong đan điền. Thực hiện 5 hơi thở (H 3).
- Tứ, tiền án địa: Thở ra, 2 tay ép xuống đất phía trước, tâm hướng ra ngoài. Hít vào, 2 tay chắp trước ngực, toàn thân thả lỏng, tâm hướng vào trong. Thực hiện 5 hơi thở (H 4).
- Ngũ, hậu án địa: Thở ra, 2 tay ép xuống đất phía sau hông, tâm hướng ra ngoài. Hít vào, 2 bàn tay chắp vào trước ngực, toàn thân thả lỏng, tâm hướng vào trong. Thực hiện 5 hơi thở.
- Lục, ôm trăng (thủy chung bao nguyệt): Vẫn đứng ở tư thế án địa, 2 tay từ từ chuyển xuống ôm trước bụng, như ôm vầng trăng. Cơ thể thả lỏng, hơi thở tự nhiên. Tâm hòa hợp giữa trời đất. Thực hiện vài hơi thở. Chiêu thức này mở trung tâm khí (H 6).
- Thất, ôm cây: (cung thủ đương hung). Từ tư thế ôm trăng, 2 tay từ từ hoành lên ôm phía trước ngực (như ôm cây). Cơ thể thả lỏng, hơi thở tự nhiên, tam hòa hợp giữa trời đất. Thực hiện vài hơi thở. Chiêu thức này mở trung tâm huyết (H 7).
- Bát, ôm đỉnh đầu (thập chỉ chầu thiên): Từ tư thế ôm cây, 2 tay từ từ hoành lên ôm đỉnh đầu (thập chầu thiên). Cơ thể thả lỏng, hơi thở tự nhiên. Thân tâm hòa hợp giữa trời đất. Thực hiện vài hơi thở. Chiêu thức này mở trung tâm tuệ giác (H 8).

6. Lấy năng lượng trời đất:
- Lấy địa khí: Vẫn đứng ở trang công, 2 bàn tay từ từ hạ xuống bên hông, lòng bàn tay hướng xuống đất bên hông. Hít vào, cảm nhận năng lượng vũ trụ từ huyệt Dũng Tuyền (giữa gan bàn chân) lan theo 2 chân đến đan điền. Thở ra cảm nhận từ đan điền, khí lực lan tỏa toàn thân. Thực hiện vài hơi thở.
- Lấy thiên khí: 2 tay từ tư thế trên, nâng lên như đỡ trời. Hít vào, cảm nhận năng lượng từ đỉnh đầu dẫn truyền đến đan điền. Thở ra, dùng ý lan tỏa năng lượng toàn thân.
- Thu công: Khóa nguyên khí (2 bàn tay chắp trước ngực và áp chặt, đếm từ 1 - 10) và khóa các trung tâm lực chính của cơ thể như khóa vùng não (2 tay nâng lên và nắm lại khóa chéo trước đỉnh đầu. Đếm từ 1 - 10); Khóa tâm phế (hai tay hạ xuống bắt chéo trước ngực. Đếm từ 1 - 10); Khóa Thần khuyết (giữa rốn) (2 tay hạ xuống bắt chéo trước rốn. Đếm từ 1 - 10); Khóa Quan nguyên (2 tay hạ xuống bắt chéo trước xương mu. Đếm từ 1 - 10).

7. Xả pháp: 2 chân đứng thẳng lên, 2 tay thả lỏng buông xuôi bên hông và nắm chặt. Tiếp theo dậm 2 chân xuống đất 3 nhịp và 2 bàn tay mở ra, vẩy xuống đất 3 lần.

8. Xoa bóp tinh - khí - thần:
- Xoa bóp vùng Tinh: Dùng cườm tay giữa ngón cái và trỏ vỗ vào vùng giữa mệnh môn (giữa thắt lưng). Sau đó, dùng lòng bàn tay vỗ 2 bên thắt lưng (vùng thận). Tiếp theo vuốt nhẹ từ Mệnh môn sang 2 bên thận nhiều lần.
- Xoa bóp vùng khí: Bàn tay phải áp vào vùng rốn, tay trái áp ngoài tay phải. Xoay tròn từ trong ra ngoài theo chiều kim đồng hồ và từ ngoài vào trong ngược chiều kim đồng hồ. Làm nhiều lần cho ổ bụng ấm lên. Vượng tinh - khí - thần.
- Xoa bóp vùng thần: Vỗ đường giữa đỉnh đầu từ trước ra sau nhiều lần, kích thích não, màng não. Sau đó, dùng 10 đầu ngón tay gõ khắp đỉnh đầu. Tiếp tục Giác: Dùng 10 đầu ngón tay làm lược chải tóc, từ trước ra sau, từ trong ra ngoài, làm nhiều lần để tác động và kích hoạt các rễ thần kinh ngoại biên. Cuối cùng xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm nóng và áp vào mặt, khi có hơi nóng thì xoa từ trước ra sau cho thông kinh hoạt lạc và ấm các giác quan.

BS.VS Nguyễn Văn Thắng
http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?171794-B%C3%A1t-B%E1%BB%99-Trang-C%C3%B4ng

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

Ngộ!

 1. Muốn có Hạnh phúc phải có được Tự do. Tự do ở đây là tự do khỏi những tham, sân, si, khỏi những cảm xúc, những dục vọng. Có thể nói, Tự do là cái gốc của Hạnh phúc

2. Định. Giữ Giới. --> Tuệ. Trong cuộc sống, cần giữ Giới, cần Định lại

3. Lục độ Ba la mật: 

    1. Bố thí (Tài thí, Pháp thí, Vô úy thí)

    2. Trì giới 

    3. Nhẫn nhục

Theo nghĩa hẹpnhẫn nhục là nhịn chịu mọi nhục nhã và mọi khó khăn trở ngại, và vượt qua chúng một cách bình ổn. Nhà Phật gọi những chướng duyên làm ngăn trở sự tiến tu là ma chướng, gồm ngoại ma (trở ngại do người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài gây ra) và nội ma (trở ngại từ chính thân tâm mình).

Theo nghĩa rộng, nhẫn nhục là không sanh tâm khởi niệm khi tiếp duyên xúc cảnh, mà đỉnh cao là Vô sanh nhẫn hay Vô sanh pháp nhẫn. Trước tất cả pháp, dù thấy nghe hiểu biết mọi sự nhưng tâm Bồ tát không xao độngkhông chấp trước. Do tâm không, nên các pháp đều không, dù là pháp thế gian hay pháp xuất thế. Đây là ý nghĩa của Vô tâm trong nhà Thiền, nhẫn nhục xứng theo tự tánh nên phù hợp với Ba-la-mật.

    4. Tinh tấn 

    5. Thiền định 

    6. Bát nhã (trí huệ)

Lục diệu pháp môn và Thiền định

 Lục diệu pháp môn và Thiền định

Viết theo lời giảng và tài liệu của Bác sỹ, Đại sư Nguyễn Văn Thắng

Thiền định
Thực chất của thiền định theo tôn chỉ là bất hành văn, bất dụng ngôn, chỉ ấn tâm truyền giáo, giáo ngoại biệt truyền với một vài quyết pháp, để đạt trực chỉ minh tâm, kiến tính như Phật.
Chính lẽ đó càng viết về thiền, càng nói về thiền, càng bàn về thiền thì càng sai biệt, vì thiền là tìm sự giác ngộ (chứng ngộ bên trong bản thể của mình).
Với hiểu biết có hạn, sự chứng ngộ chẳng là bao, chắc chắn bài viết này sẽ còn nhiều thiếu sót. Mong các vị cao minh, thiện tri thức thực sự cảm thông và có những chỉ giáo, để bài viết nhỏ này phần nào đóng góp vào sự phong phú của rừng thiền Việt Nam.
Tôi không dám định nghĩa, mà chỉ nêu khái niệm đơn giản về thiền như sau:
Thiền định: Theo đạo Phật thì Thiền là tịnh (thanh tịnh để tâm được yên lắng), không có tán loạn, chất dứt các vọng tưởng, thoát được mê lầm.
Định: Là suy nghĩ, quán sát đúng đắn, có tác dụng phát ra trí tuệ. Vậy Thiền Định là nhiếp (giới) tâm yên lắng, để suy nghĩ, quán sát đúng đắn, có tác dụng phát sinh ra trí tuệ (giới, định, tuệ).
Thiền là sự buông bỏ trong tỉnh thức, để cơ thể đạt công năng tối đa. Thiền là đưa tinh thần hướng nội để điều phục tâm thông qua nhịp thở. Từ từ buông bỏ những tác động bên ngoài, tiến tới buông bỏ những giao động bên trong để cho ý trống tâm trong (vì thông thường tâm trí chúng ta thường loạn động, từ  “ý biến thì tâm động” nên cổ nhân vẫn thường nói “ý mã, tâm viên” là vậy).
Tóm lại, tu thiền là phải loại bỏ trần cảnh hư vọng, bế nhiếp năm căn và đưa tinh thần hướng nội để điều phục tâm thông qua nhịp thở.
Các bước thực hành Thiền
Các phương pháp thực hành Thiền đều phải qua: Điều thân, điều tức, điều tâm và xả Thiền.
1. Điều Thân: là phải thực hiện tốt các khâu:
1.1. Vị trí ngồi Thiền:
Phải chọn nơi yên tĩnh (đặc biệt trong giai đoạn đầu vì công năng chưa cao). Nơi ngồi phải khô ráo, thoáng mát, tránh nóng và gió lùa.
1.2. Phải tắt đèn để bế thị giác, giảm tiếng động để bế thính giác.
1.3. Thời điểm ngồi Thiền:
Tốt nhất là sau 21 giờ (vì từ đây đến nửa đêm yên tĩnh, khí bẩn đã trầm lắng, khí sạch đang hình thành. Tuy nhiên ngồi thiền vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày đều tốt, nhưng công năng không cao bằng thời điểm trên.)
1.4. Tư thế ngồi Thiền:
Tốt nhất là ngồi kiết già trên Bồ đoàn, hoặc ngồi trên mặt phẳng có lót là được. Khi ngồi thì bắt tréo chân trái lên trước, chân phải lên sau, bàn chân ở giữa vế đùi. Không ngồi được kiết già thì ngồi bán già cũng được (không nên gượng ép, sẽ rất đau chân, nên khó nhập định).
Ngồi quay mặt về hướng Nam hoặc Đông Nam (hỏa – dương lực) để từ trường Bắc – Nam của trái đất phân cực mạnh với điện từ trường trong cơ thể. Để khí hải ở mạch Nhâm trước bụng là bể khí (âm khí – âm lực) sẽ hút dương hỏa ở phương Nam. Và như vậy, mạch Đốc thuộc dương ở phía sau sẽ hướng về phương Bắc. Ngồi thẳng cột sống, cằm hơi thu vào, để Bách hội – Thiên đột – Hội âm thẳng hàng cho khí vận dễ dàng.
Hai tay ôm ấn Kim cương tam muội, nam đặt bàn tay trái ở trên, nữ thì ngược lại. Hai ngón cái chạm nhau. Nách để hở một khoảng. Hai mắt nhắm hờ và nhìn vào đỉnh mũi để tinh thần dễ tập trung (không nên nhắm kín mắt vì dễ động nhãn cầu và gây ảo giác). Hai môi khép lại, hàm răng chạm nhẹ tự nhiên, đầu lưỡi đặt vào chân răng hàm trên. Nét mặt tươi tự nhiên như gương mặt Đức Phật.
2. Điều Tức:
Tập trung tinh thần để kiểm soát hơi thở, loại bỏ dần tạp niệm, cắt dứt dần các tín hiệu bên ngoài, trả lại nhịp thở về với tự tính. Ta phải xa rời ngoại cảnh, bế nhiếp năm căn, xoay tinh thần hướng nội để kiểm soát tâm thông qua nhịp thở. Khi nhịp thở thanh nhẹ ra vào như có như không, thì đó tâm thật sự an tịnh, như rỗng ra và sáng suốt. Khi đó năng lượng sẽ tỏa ra vô cùng và cũng hút vào vô cùng, sẽ kết nối cao nhất với đại tự nhiên, vũ trụ. Đạo dẫn và khai mở các tâm lực trong cơ thể, làm cho năng lượng sinh học của chúng ta được điều chỉnh ở mức phù hợp nhất, sẽ biến đổi chúng ta thành con người mới siêu việt hơn.
3. Điều Tâm:
Đây là khâu quan trọng nhất trong cả quá trình hành Thiền và cũng là đích cuối cùng của tu Thiền.
Khi ngồi Thiền tâm phải thanh thản, không bức xúc, không buồn phiền lo lắng, không suy nghĩ liên miên, tản mạn. Vì mục đích của thiền là hướng nội để điều phục tâm.
4. Xả Thiền.
Trong tất cả các phương pháp tu Thiền đều có xả Thiền, là khâu cuối cùng trong quá trình hành Thiền.
Mục đích của xả Thiền là để cơ thể chuyển dần từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Nguyên tắc chung thì trước tiên phải khởi động lại các khớp của cơ thể lần lượt từ trên xuống dưới bằng một số động tác cơ bản.
Tiếp theo xoa bóp toàn thân từ trên xuống dưới. Đặc biệt là vùng mặt, đan điền, mệnh môn và tứ chi. Sau đó đi bộ tại chỗ hoặc tản bộ bên ngoài thiên nhiên càng tốt.
Một số lưu ý khi tu Thiền.
-   Mỗi chúng ta phải mở rộng tâm hồn mình. Vì mở rộng tâm hồn mình sẽ xả bỏ được mọi chất chứa, bức xúc và đón nhận được mọi tinh hoa của cuộc đời. Phải sống tràn đầy tình thương yêu, từ bi, vị tha và vô ngã. Vì  “tình thương là một năng lực vĩ đại nhất để liên kết vũ trụ, liên kết loài người, đó là thông điệp của đất trời”.
-  Chúng ta phải biết ơn tất cả con người, tự nhiên, xã hội. Luôn làm phước và giúp đỡ mọi người. Đây cũng chính là chúng ta đang xây dựng một nền tảng vững chắc để bước vào hành Thiền.
-  Khi có các vấn đề bức xúc, nhức nhối, hay sức khỏe đột ngột sa sút nghiêm trọng, ta nên nghỉ ngơi hoặc bồi dưỡng hay đi dã ngoại kết hợp với thở sâu sẽ tốt hơn. Cơ thể luôn thả lỏng, tinh thần luôn thanh thản thì khí thăng giáng sẽ tốt hơn.
- Về ăn uống sinh hoạt:
+ Khi ngồi Thiền, người sạch sẽ, da thoáng, mặc quần áo rộng và phù hợp với thời tiết.
+ Nên ăn ít đạm, chất béo, chất tanh, đường, sữa. Chỉ nên ăn vừa đủ để hỗ trợ sinh lực khi luyện công. Nên ăn nhiều hoa quả tươi, rau củ tươi giàu chất vi lượng và vitamin. Thêm đỗ, vừng, lạc trong khẩu phần ăn và nên ăn gạo mới.
+ Nên uống nước khoáng hoặc nước lọc đun sôi để nguội. Có thể uống thêm trà xanh hoặc nước vối. Nên hạn chế uống các loại nước có ga hoặc chất màu.
+ Sinh hoạt hợp với tự nhiên và xã hội, vô tư, yêu đời.
+ Về ăn cũng có ba góc độ khác nhau: ăn chay, ăn điều chỉnh chế độ hợp lý và ăn tự do.
-> Ăn chay chỉ nên dành cho những người xuất gia. Còn tại gia thì vẫn còn tính dục, chưa nên ăn chay vì dễ mất năng lượng và loạn động, khó tu Thiền.
-> Tốt nhất là khi tại gia nên điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để năng lượng kết nối trên dưới, vừa đảm bảo cuộc sống bình thường, vừa đủ năng lượng thanh nhẹ để tu Thiền.
-> Còn ăn tự do dành cho những người phàm tục, không thể tu Thiền.
Thực tiễn thực hành Thiền ở các nước cũng như ở Việt Nam. Phương pháp Thiền được nhiều Quý Thầy sử dụng và học viên đón nhận vẫn là phương pháp quán tức (tức là dùng ý thức để điều phục tâm thông qua nhịp thở.). Ngay cả Đức Phật Thích – ca – mâu – ni trước khi đắc đạo cũng dùng phương pháp này.
Tuy nhiên phương pháp quán tức cũng có nhiều pháp: như quán niệm hơi thở của Đức Phật Thích – ca – mâu – ni. Chỉ quán thiền môn tứ pháp của Đức Đạt – ma sư tổ. Lục diệu pháp môn của Đại sư Chí Nghĩ thiên đài tông Phật giáo sáng lập. Với khuôn khổ bài viết này, tôi xin giới thiệu phương pháp Thiền theo “Lục diệu pháp môn”.

Lục diệu pháp môn
Là công pháp cơ bản của Phật gia tọa đan. Dựa vào Lục diệu pháp môn của Đại sư Trí Nghĩ: người tu theo công pháp Lục diệu pháp môn chủ yếu căn bản là nội hành, tam thừa đắc đạo kinh Phật. Ngồi trên thảm cỏ dưới bóng cây hay ngồi nơi thoáng mát, nội tư yên tĩnh, một số, hai tùy, ba chỉ, bốn quán, năm hoàn, sáu tịnh. Cứ thế tiến hành chắc sẽ đắc đạo. Công pháp này mang sắc thái Phật giáo tự nhiên, dễ luyện. Cụ thể chia làm sáu bước như sau:
1. Phép số tức:
Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị luyện công, hai mắt hơi nhắm, không suy nghĩ lung tung, tập trung ngồi yên tĩnh môt lát, giúp hô hấp bình hòa. Sau đó thở bằng mũi, đầu tiên đếm hơi thở hoặc đếm hít vào hoặc đếm thở ra hay ngược lại. Đếm một vòng là 10 nhịp, hết vòng đếm lại, và tiếp tục đếm cho đến khi hết tạp niệm, tự nhiên nhập tĩnh.
Thông thường đếm 3 – 5 vòng là vừa, trường hợp bị lẫn số đếm thì có thể lặp lại từ đầu. Nếu sau 3 lượt làm lại tâm vẫn không an, vẫn bị lẫn số đếm thì tạm nghỉ tu thiền và chuyển sang tập động công.
2. Phép tùy tức:
Trên cơ sở của số tức, ta cho ý niệm dựa theo hơi thở mà tiến lui, mà không hao tổn lực. Khi thở ra khí xuống dưới, khi hít vào khí xông lên. Dùng hô hấp thuận hoặc nghịch đều được.
2.1. Hơi thở số 1: Hít vào quán tưởng chân khí tràn ngập châu thân, thở ra quán tưởng toàn thân thư giãn, tự tâm thấy vui vẻ, tự mỉm cười (nghĩ đến 1 câu chuyện hoặc 1 kỷ niệm vui). Khi cảm thấy toàn thân giãn mở, các nét nhăn trên da mặt như không còn thì chuyển pháp.

2.2. Hơi thở số 2: Hít vào quán tưởng chân khí như đi vào cơ thể chậm dần, lắng dịu dần, thở ra quán tưởng tâm buông xả, xa dần thế giới và các vấn đề thực tại hàng ngày. Khi cảm thấy hơi thở đều, nhẹ và không còn vướng trên đường ra/ vào thì chuyển pháp.

2.3. Hơi thở số 3: Hít vào cũng như khi thở ra quán tưởng chân khí như ngày càng đi vào/ đi ra ngày càng nhẹ nhàng, chậm và sâu hơn. Khi cảm thấy hơi thở không còn dài ngắn, sâu nông ... thì chuyển pháp.

2.4. Hơi thở số 4: Hít vào thấy tâm yên tĩnh, thở ra thấy mát toàn thân. Khi cảm thấy toàn thân mát đều, mồ hôi khô dần thì chuyển pháp.

2.5. Hơi thở số 5: Hít vào mà chẳng nhận biết chân khí đi đến đâu (như khí đi vào căn nhà trống), thở ra không nhận biết được chân khí ra thế nào (chân khí như tan vào hư không). Khi không còn phân biệt rõ rệt hơi thở vào hay ra thì chuyển pháp.

2.6. Hơi thở số 6: Không để ý tới việc hít vào và thở ra nữa mà chỉ cảm thấy tâm xác khỏe mạnh, nhẹ nhàng; tâm an lắng và trong sáng.

2.7. Hơi thở số 7: Vẫn biết mình đang hít vào, thở ra nhưng không còn để ý đến việc thở nữa. Lúc này chỉ còn nhận biết thân thể khỏe mạnh, thông suốt/ tâm an lạc, vui vẻ hoàn toàn, không còn vướng bận điều gì nữa. Giữa hơi thở số 6 và số 7 không phân biệt rõ ràng gianh giới hoặc có sự chuyển pháp.

3. Phép chỉ tức:
- Lúc này ý niệm không tiến lui theo tùy tức mà chỉ do đan điền hoặc một phần của cơ thể như ấn đường hoặc đầu mũi, tốt nhất là tại đan điền cho đỡ mất khí lực, hô hấp tựa hồ đã ngừng, sự nhập tĩnh đã ở mức cao hơn.
- Người tập nên đậu tâm ở đầu mũi, tu tập lâu ngày khi hành thiền đến giai đoạn này sẽ chỉ còn thấy khí vào ra qua đầu mũi thoảng vào ra như làn khói mỏng.

4. Phép quán tức:
Từ chỉ tức, trong trạng thái nhập tĩnh cao độ, dùng ý niệm quan sát trạng thái hô hấp của mình (nội thị hô hấp) khi đó thở nhẹ, sâu, như ở đâu đó và phảng phất tựa sợi tơ lơ lửng trong không trung, hiểu thực tế trời đất, người tu luyện thấy hơi thở cùng lông mao trên người phập phồng.

5. Phép hoàn tức:
Từ quán tức lại hoàn khí về đan điền, hô hấp hoàn toàn không do ý thức (thực chất là không còn cảm nhận thấy mình thở nữa), lúc này tâm đã đi vào ranh giới nhập tĩnh cao hơn nữa, đạt được hoàn nguyên. Khi đó ý niệm như có như không, nhưng sự tự chủ lại rất cao.

6. Phép tịnh tức:
Trên cơ sở của hoàn tức, đã đạt tới ranh giới hoàn không, thanh tịnh, sáng suốt, tâm địa thuần tĩnh, ý niệm không tồn tại… Đây là giai đoạn cao nhất của luyện công, tâm như nước trong, hiện rõ, quên cả mình và vật. Trong Lục diệu pháp môn thì “số” với “tùy” là tu hành trước tiên, “chỉ” với “quán” là chánh tu. “Hoàn” và “tịnh” là kết quả của tu hành (giác ngộ, đạt đạo).
Trong Lục diệu pháp môn thì “chỉ tức” là tâm của pháp, “quán tức” để làm cho “chỉ tức” thêm rõ ràng, sáng suốt, để đi tới tâm định kiên cố, thanh tịnh, trong sáng và trí huệ. Ở “hoàn tức” và “tịnh tức”, tức là đã thấy được thân tâm thường trụ của mình.

Lục diệu pháp môn và Thiền định
Viết theo lời giảng và tài liệu của Bác sỹ, Đại sư Nguyễn Văn Thắng

Lục diệu pháp môn và Thiền định
Viết theo lời giảng và tài liệu của Bác sỹ, Đại sư Nguyễn Văn Thắng

Thiền định
Thực chất của thiền định theo tôn chỉ là bất hành văn, bất dụng ngôn, chỉ ấn tâm truyền giáo, giáo ngoại biệt truyền với một vài quyết pháp, để đạt trực chỉ minh tâm, kiến tính như Phật.
Chính lẽ đó càng viết về thiền, càng nói về thiền, càng bàn về thiền thì càng sai biệt, vì thiền là tìm sự giác ngộ (chứng ngộ bên trong bản thể của mình).
Với hiểu biết có hạn, sự chứng ngộ chẳng là bao, chắc chắn bài viết này sẽ còn nhiều thiếu sót. Mong các vị cao minh, thiện tri thức thực sự cảm thông và có những chỉ giáo, để bài viết nhỏ này phần nào đóng góp vào sự phong phú của rừng thiền Việt Nam.
Tôi không dám định nghĩa, mà chỉ nêu khái niệm đơn giản về thiền như sau:
Thiền định: Theo đạo Phật thì Thiền là tịnh (thanh tịnh để tâm được yên lắng), không có tán loạn, chất dứt các vọng tưởng, thoát được mê lầm.
Định: Là suy nghĩ, quán sát đúng đắn, có tác dụng phát ra trí tuệ. Vậy Thiền Định là nhiếp (giới) tâm yên lắng, để suy nghĩ, quán sát đúng đắn, có tác dụng phát sinh ra trí tuệ (giới, định, tuệ).
Thiền là sự buông bỏ trong tỉnh thức, để cơ thể đạt công năng tối đa. Thiền là đưa tinh thần hướng nội để điều phục tâm thông qua nhịp thở. Từ từ buông bỏ những tác động bên ngoài, tiến tới buông bỏ những giao động bên trong để cho ý trống tâm trong (vì thông thường tâm trí chúng ta thường loạn động, từ  “ý biến thì tâm động” nên cổ nhân vẫn thường nói “ý mã, tâm viên” là vậy).
Tóm lại, tu thiền là phải loại bỏ trần cảnh hư vọng, bế nhiếp năm căn và đưa tinh thần hướng nội để điều phục tâm thông qua nhịp thở.
Các bước thực hành Thiền
Các phương pháp thực hành Thiền đều phải qua: Điều thân, điều tức, điều tâm và xả Thiền.
1. Điều Thân: là phải thực hiện tốt các khâu:
1.1. Vị trí ngồi Thiền:
Phải chọn nơi yên tĩnh (đặc biệt trong giai đoạn đầu vì công năng chưa cao). Nơi ngồi phải khô ráo, thoáng mát, tránh nóng và gió lùa.
1.2. Phải tắt đèn để bế thị giác, giảm tiếng động để bế thính giác.
1.3. Thời điểm ngồi Thiền:
Tốt nhất là sau 21 giờ (vì từ đây đến nửa đêm yên tĩnh, khí bẩn đã trầm lắng, khí sạch đang hình thành. Tuy nhiên ngồi thiền vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày đều tốt, nhưng công năng không cao bằng thời điểm trên.)
1.4. Tư thế ngồi Thiền:
Tốt nhất là ngồi kiết già trên Bồ đoàn, hoặc ngồi trên mặt phẳng có lót là được. Khi ngồi thì bắt tréo chân trái lên trước, chân phải lên sau, bàn chân ở giữa vế đùi. Không ngồi được kiết già thì ngồi bán già cũng được (không nên gượng ép, sẽ rất đau chân, nên khó nhập định).
Ngồi quay mặt về hướng Nam hoặc Đông Nam (hỏa – dương lực) để từ trường Bắc – Nam của trái đất phân cực mạnh với điện từ trường trong cơ thể. Để khí hải ở mạch Nhâm trước bụng là bể khí (âm khí – âm lực) sẽ hút dương hỏa ở phương Nam. Và như vậy, mạch Đốc thuộc dương ở phía sau sẽ hướng về phương Bắc. Ngồi thẳng cột sống, cằm hơi thu vào, để Bách hội – Thiên đột – Hội âm thẳng hàng cho khí vận dễ dàng.
Hai tay ôm ấn Kim cương tam muội, nam đặt bàn tay trái ở trên, nữ thì ngược lại. Hai ngón cái chạm nhau. Nách để hở một khoảng. Hai mắt nhắm hờ và nhìn vào đỉnh mũi để tinh thần dễ tập trung (không nên nhắm kín mắt vì dễ động nhãn cầu và gây ảo giác). Hai môi khép lại, hàm răng chạm nhẹ tự nhiên, đầu lưỡi đặt vào chân răng hàm trên. Nét mặt tươi tự nhiên như gương mặt Đức Phật.
2. Điều Tức:
Tập trung tinh thần để kiểm soát hơi thở, loại bỏ dần tạp niệm, cắt dứt dần các tín hiệu bên ngoài, trả lại nhịp thở về với tự tính. Ta phải xa rời ngoại cảnh, bế nhiếp năm căn, xoay tinh thần hướng nội để kiểm soát tâm thông qua nhịp thở. Khi nhịp thở thanh nhẹ ra vào như có như không, thì đó tâm thật sự an tịnh, như rỗng ra và sáng suốt. Khi đó năng lượng sẽ tỏa ra vô cùng và cũng hút vào vô cùng, sẽ kết nối cao nhất với đại tự nhiên, vũ trụ. Đạo dẫn và khai mở các tâm lực trong cơ thể, làm cho năng lượng sinh học của chúng ta được điều chỉnh ở mức phù hợp nhất, sẽ biến đổi chúng ta thành con người mới siêu việt hơn.
3. Điều Tâm:
Đây là khâu quan trọng nhất trong cả quá trình hành Thiền và cũng là đích cuối cùng của tu Thiền.
Khi ngồi Thiền tâm phải thanh thản, không bức xúc, không buồn phiền lo lắng, không suy nghĩ liên miên, tản mạn. Vì mục đích của thiền là hướng nội để điều phục tâm.
4. Xả Thiền.
Trong tất cả các phương pháp tu Thiền đều có xả Thiền, là khâu cuối cùng trong quá trình hành Thiền.
Mục đích của xả Thiền là để cơ thể chuyển dần từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Nguyên tắc chung thì trước tiên phải khởi động lại các khớp của cơ thể lần lượt từ trên xuống dưới bằng một số động tác cơ bản.
Tiếp theo xoa bóp toàn thân từ trên xuống dưới. Đặc biệt là vùng mặt, đan điền, mệnh môn và tứ chi. Sau đó đi bộ tại chỗ hoặc tản bộ bên ngoài thiên nhiên càng tốt.
Một số lưu ý khi tu Thiền.
-   Mỗi chúng ta phải mở rộng tâm hồn mình. Vì mở rộng tâm hồn mình sẽ xả bỏ được mọi chất chứa, bức xúc và đón nhận được mọi tinh hoa của cuộc đời. Phải sống tràn đầy tình thương yêu, từ bi, vị tha và vô ngã. Vì  “tình thương là một năng lực vĩ đại nhất để liên kết vũ trụ, liên kết loài người, đó là thông điệp của đất trời”.
-  Chúng ta phải biết ơn tất cả con người, tự nhiên, xã hội. Luôn làm phước và giúp đỡ mọi người. Đây cũng chính là chúng ta đang xây dựng một nền tảng vững chắc để bước vào hành Thiền.
-  Khi có các vấn đề bức xúc, nhức nhối, hay sức khỏe đột ngột sa sút nghiêm trọng, ta nên nghỉ ngơi hoặc bồi dưỡng hay đi dã ngoại kết hợp với thở sâu sẽ tốt hơn. Cơ thể luôn thả lỏng, tinh thần luôn thanh thản thì khí thăng giáng sẽ tốt hơn.
- Về ăn uống sinh hoạt:
+ Khi ngồi Thiền, người sạch sẽ, da thoáng, mặc quần áo rộng và phù hợp với thời tiết.
+ Nên ăn ít đạm, chất béo, chất tanh, đường, sữa. Chỉ nên ăn vừa đủ để hỗ trợ sinh lực khi luyện công. Nên ăn nhiều hoa quả tươi, rau củ tươi giàu chất vi lượng và vitamin. Thêm đỗ, vừng, lạc trong khẩu phần ăn và nên ăn gạo mới.
+ Nên uống nước khoáng hoặc nước lọc đun sôi để nguội. Có thể uống thêm trà xanh hoặc nước vối. Nên hạn chế uống các loại nước có ga hoặc chất màu.
+ Sinh hoạt hợp với tự nhiên và xã hội, vô tư, yêu đời.
+ Về ăn cũng có ba góc độ khác nhau: ăn chay, ăn điều chỉnh chế độ hợp lý và ăn tự do.
-> Ăn chay chỉ nên dành cho những người xuất gia. Còn tại gia thì vẫn còn tính dục, chưa nên ăn chay vì dễ mất năng lượng và loạn động, khó tu Thiền.
-> Tốt nhất là khi tại gia nên điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để năng lượng kết nối trên dưới, vừa đảm bảo cuộc sống bình thường, vừa đủ năng lượng thanh nhẹ để tu Thiền.
-> Còn ăn tự do dành cho những người phàm tục, không thể tu Thiền.
Thực tiễn thực hành Thiền ở các nước cũng như ở Việt Nam. Phương pháp Thiền được nhiều Quý Thầy sử dụng và học viên đón nhận vẫn là phương pháp quán tức (tức là dùng ý thức để điều phục tâm thông qua nhịp thở.). Ngay cả Đức Phật Thích – ca – mâu – ni trước khi đắc đạo cũng dùng phương pháp này.
Tuy nhiên phương pháp quán tức cũng có nhiều pháp: như quán niệm hơi thở của Đức Phật Thích – ca – mâu – ni. Chỉ quán thiền môn tứ pháp của Đức Đạt – ma sư tổ. Lục diệu pháp môn của Đại sư Chí Nghĩ thiên đài tông Phật giáo sáng lập. Với khuôn khổ bài viết này, tôi xin giới thiệu phương pháp Thiền theo “Lục diệu pháp môn”.

Lục diệu pháp môn
Là công pháp cơ bản của Phật gia tọa đan. Dựa vào Lục diệu pháp môn của Đại sư Trí Nghĩ: người tu theo công pháp Lục diệu pháp môn chủ yếu căn bản là nội hành, tam thừa đắc đạo kinh Phật. Ngồi trên thảm cỏ dưới bóng cây hay ngồi nơi thoáng mát, nội tư yên tĩnh, một số, hai tùy, ba chỉ, bốn quán, năm hoàn, sáu tịnh. Cứ thế tiến hành chắc sẽ đắc đạo. Công pháp này mang sắc thái Phật giáo tự nhiên, dễ luyện. Cụ thể chia làm sáu bước như sau:
1. Phép số tức:
Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị luyện công, hai mắt hơi nhắm, không suy nghĩ lung tung, tập trung ngồi yên tĩnh môt lát, giúp hô hấp bình hòa. Sau đó thở bằng mũi, đầu tiên đếm hơi thở hoặc đếm hít vào hoặc đếm thở ra hay ngược lại. Đếm một vòng là 10 nhịp, hết vòng đếm lại, và tiếp tục đếm cho đến khi hết tạp niệm, tự nhiên nhập tĩnh.
Thông thường đếm 3 – 5 vòng là vừa, trường hợp bị lẫn số đếm thì có thể lặp lại từ đầu. Nếu sau 3 lượt làm lại tâm vẫn không an, vẫn bị lẫn số đếm thì tạm nghỉ tu thiền và chuyển sang tập động công.
2. Phép tùy tức:
Trên cơ sở của số tức, ta cho ý niệm dựa theo hơi thở mà tiến lui, mà không hao tổn lực. Khi thở ra khí xuống dưới, khi hít vào khí xông lên. Dùng hô hấp thuận hoặc nghịch đều được.
2.1. Hơi thở số 1: Hít vào quán tưởng chân khí tràn ngập châu thân, thở ra quán tưởng toàn thân thư giãn, tự tâm thấy vui vẻ, tự mỉm cười (nghĩ đến 1 câu chuyện hoặc 1 kỷ niệm vui). Khi cảm thấy toàn thân giãn mở, các nét nhăn trên da mặt như không còn thì chuyển pháp.

2.2. Hơi thở số 2: Hít vào quán tưởng chân khí như đi vào cơ thể chậm dần, lắng dịu dần, thở ra quán tưởng tâm buông xả, xa dần thế giới và các vấn đề thực tại hàng ngày. Khi cảm thấy hơi thở đều, nhẹ và không còn vướng trên đường ra/ vào thì chuyển pháp.

2.3. Hơi thở số 3: Hít vào cũng như khi thở ra quán tưởng chân khí như ngày càng đi vào/ đi ra ngày càng nhẹ nhàng, chậm và sâu hơn. Khi cảm thấy hơi thở không còn dài ngắn, sâu nông ... thì chuyển pháp.

2.4. Hơi thở số 4: Hít vào thấy tâm yên tĩnh, thở ra thấy mát toàn thân. Khi cảm thấy toàn thân mát đều, mồ hôi khô dần thì chuyển pháp.

2.5. Hơi thở số 5: Hít vào mà chẳng nhận biết chân khí đi đến đâu (như khí đi vào căn nhà trống), thở ra không nhận biết được chân khí ra thế nào (chân khí như tan vào hư không). Khi không còn phân biệt rõ rệt hơi thở vào hay ra thì chuyển pháp.

2.6. Hơi thở số 6: Không để ý tới việc hít vào và thở ra nữa mà chỉ cảm thấy tâm xác khỏe mạnh, nhẹ nhàng; tâm an lắng và trong sáng.

2.7. Hơi thở số 7: Vẫn biết mình đang hít vào, thở ra nhưng không còn để ý đến việc thở nữa. Lúc này chỉ còn nhận biết thân thể khỏe mạnh, thông suốt/ tâm an lạc, vui vẻ hoàn toàn, không còn vướng bận điều gì nữa. Giữa hơi thở số 6 và số 7 không phân biệt rõ ràng gianh giới hoặc có sự chuyển pháp.

3. Phép chỉ tức:
- Lúc này ý niệm không tiến lui theo tùy tức mà chỉ do đan điền hoặc một phần của cơ thể như ấn đường hoặc đầu mũi, tốt nhất là tại đan điền cho đỡ mất khí lực, hô hấp tựa hồ đã ngừng, sự nhập tĩnh đã ở mức cao hơn.
- Người tập nên đậu tâm ở đầu mũi, tu tập lâu ngày khi hành thiền đến giai đoạn này sẽ chỉ còn thấy khí vào ra qua đầu mũi thoảng vào ra như làn khói mỏng.

4. Phép quán tức:
Từ chỉ tức, trong trạng thái nhập tĩnh cao độ, dùng ý niệm quan sát trạng thái hô hấp của mình (nội thị hô hấp) khi đó thở nhẹ, sâu, như ở đâu đó và phảng phất tựa sợi tơ lơ lửng trong không trung, hiểu thực tế trời đất, người tu luyện thấy hơi thở cùng lông mao trên người phập phồng.

5. Phép hoàn tức:
Từ quán tức lại hoàn khí về đan điền, hô hấp hoàn toàn không do ý thức (thực chất là không còn cảm nhận thấy mình thở nữa), lúc này tâm đã đi vào ranh giới nhập tĩnh cao hơn nữa, đạt được hoàn nguyên. Khi đó ý niệm như có như không, nhưng sự tự chủ lại rất cao.

6. Phép tịnh tức:
Trên cơ sở của hoàn tức, đã đạt tới ranh giới hoàn không, thanh tịnh, sáng suốt, tâm địa thuần tĩnh, ý niệm không tồn tại… Đây là giai đoạn cao nhất của luyện công, tâm như nước trong, hiện rõ, quên cả mình và vật. Trong Lục diệu pháp môn thì “số” với “tùy” là tu hành trước tiên, “chỉ” với “quán” là chánh tu. “Hoàn” và “tịnh” là kết quả của tu hành (giác ngộ, đạt đạo).
Trong Lục diệu pháp môn thì “chỉ tức” là tâm của pháp, “quán tức” để làm cho “chỉ tức” thêm rõ ràng, sáng suốt, để đi tới tâm định kiên cố, thanh tịnh, trong sáng và trí huệ. Ở “hoàn tức” và “tịnh tức”, tức là đã thấy được thân tâm thường trụ của mình.

Các bậc của thiền.
1. Sự chứng ngộ:
Khi quyết tâm cố gắng, tâm Thiền định, một ngày nào đó chúng ta sẽ ngạc nhiên, nơi chính mình phát ra hào quang (obhasa). Lúc đó, chúng ta cảm thấy một cảm giác dâng trào, thỏa thích, an tịnh và vắng lặng. Tâm như rỗng ra và trong sáng, sức tự chủ cao. Từ đó, chúng ta càng quyết tâm tu tập để củng cố tâm tịnh. Đạo tâm tăng trưởng, trí huệ sáng suốt và suy niệm rõ ràng hơn. Nhưng đừng lầm đó là đã đắc đạo quả Thánh, nhất là thấy có hào quang, nếu chúng ta để tâm ưa thích trạng thái tinh thần đó. Như vậy sẽ trở ngại cho tiến bộ tinh thần và đạo đức. Nên chúng ta không được gia tâm truy cầu mà phải tri kiến trong sạch, gom tâm quán tưởng để tìm ra con đường chân chính.
Theo Phật giáo, những người đã đắc ngũ Thiền mới có thể phát triển được các loại năng lực thần thông, đó là:
1.1. Thiên nhãn (hay còn gọi là huệ nhãn): Dibbacakkhu.
Thấy được những cảnh trời hay cảnh người, vượt thời gian vô tận, không gian bao la.
1.2. Tri kiến: Catupapa tanana.
Có liên quan đến cái chết và xuất hiện trở lại của chúng sinh, cũng đồng nghĩa với thiên nhãn hoặc nhãn thông, có liên quan đến tương lai xa gần.
1.3. Thiên nhĩ: Dibbasota.
Còn gọi là nhĩ thông hay huệ nhĩ, là khả năng nghe được những âm thanh vi tế hay thô kệch, xa hay gần.
1.4. Luân hồi kiếp: Pubbnenivasanussatinana.
Là khả năng hồi nhớ các tiền kiếp của mình và người khác. Về điểm này, năng lực của Đức Phật là không có giới hạn. Phật có thể nhớ vô lượng kiếp.
1.5. Tha tâm thông: Paracittavifanana.
Là năng lực đọc được tư tưởng, ý nghĩ, tâm trạng của người khác.
1.6. Biến hóa: Iddhividlia.
Là những năng lực như bay trên không, đi trên mặt nước, chui dưới đất, tạo thành những hình thể mới.

2. Các bậc thiền cụ thể
2.1. Sơ thiền:
Loại bỏ trần cảnh và giữ thân, khẩu, ý luôn thanh tịnh, làm tâm an, vui vẻ trong yên lặng, trí thêm sáng suốt. Nhưng trong thâm sâu vẫn còn những tự hào bí mật.
2.2. Nhị Thiền:
Sự thanh tịnh viên mãn, định tâm kiên cố, trí tuệ sáng suốt tỏ rõ. Tiến lên định lực ngày càng tăng, trí sáng ngày càng phát triển, tự tại vô cùng, thấy khắp pháp giới đều trong sáng, thanh tịnh. Có thể dùng hòa quan, trí sáng để làm phương tiện giáo hóa, tu hành thanh tịnh, cùng khắp. Có một số thần thông. Các bậc nhị Thiền thoát ly được các ưu thụ, nên tâm thanh tịnh, thoát được các lầm lạc thô thiển. (Không được lầm là đắc Thánh quả)
2.3. Tam Thiền:
Rời bỏ được hỷ thụ, tinh tấn tu hành, được cái vui nhẹ nhàng yên lắng. Định lực càng cao, sự thanh tịnh không có bờ bến, thân tâm được cái vui khinh an vô lượng, khí trong và ngoài đều yên lắng, dồn về cái vui khinh an cùng khắp, chứng ngộ được khắp pháp giới tính và tỏng tâm đã hiện rõ ngoài cảnh giới hiện hữu, còn có các cảnh giới siêu nhiên khác, như: địa ngục, ngạ quỷ hay các cảnh trời, chư thiên, phạm thiên. Tức là đã vào được vùng vô thức bí mật, mà lâu nay chỉ nghe qua kinh sách hoặc huyền thoại, mà nay được chứng ngộ trong tâm.
Tóm lại tam Thiền bỏ được cái hỉ thụ ở nhị Thiền, được cái vui khinh an vô lượng, nên thân tâm cảnh giới hết thẩy đều thanh tịnh.
2.4. Tứ Thiền:
Các vị tứ Thiền nhận thấy cái vui khinh an không phải là thường trụ, tu tập chính quán, rời bỏ cái vui và cái khổ, trong tâm chỉ có xả thụ, nên càng được thanh tịnh, thì được bản tính không có vui khổ, cùng tột vị lai của cõi mình, đắc A-la-hán, đầy đủ tam minh, lục thông.

3. Ý nghĩ và công năng của thiền
3.1.   Thiền sẽ làm cho công năng bên ngoài (thể vật lý) và công năng bên trong (thể năng lượng) được cân bằng. Bên ngoài thì cân cơ xương giãn mở, bên trong thì nội dịch được điều chỉnh. Các bệnh cân cơ xương, rối loạn tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, cao huyết áp, đái đường… dễ hồi phục. Thiền là cho tinh thần được nghỉ ngơi, căng thẳng tan biến, tránh được hội chứng Stress, suy nhược, thêm phúc lạc, trẻ trung, yêu đời, ăn ngủ tốt.
3.2.   Thiền làm cho tâm hồn rộng mở, khoáng đạt, hệ thần kinh trung ương đạt công năng cao nhất. Sau khi Thiền sẽ trả lại tầm nhìn, ta sẽ thông minh hơn, có cái nhìn khoa học và minh triết hơn. Trong Phật học nói rằng: “Nhân định sinh tuệ” là vậy. Vì vậy các vị lãnh tụ, các nhà khoa học giỏi thường có công năng của Thiền (mặc dù họ không tập Thiền nhưng họ có khả năng thiền định do lòng say mê nghề nghiệp ở mức cao độ, liên tục tạo ra).
3.3.   Tất cả các phương pháp Thiền đều hướng về bản thể để hòa hợp tự tính, đó là sự: “Rỗng lặng, thanh tịnh, trong sáng và xuyên suốt”. Khi vào định, chúng ta thấy xúc cảm tròa dâng rất thật, tập Thiền sẽ biến phàm ra Thánh. Khi chứng ngộ một lần, chúng ta sẽ trở thành con người mới siêu việt hơn, từ đó ta sẽ có cảm ứng tự chủ và tự tại. Khi đó già yếu, bệnh tật và cái chết không còn chi phối. Ý chí, niềm tin và bản lĩnh của chúng ta sẽ mạnh lên.
3.4.   Thiền là làm cho ta trở thành cái toàn thể, thấy lại tính linh của mình, thành nguồn năng lượng không cạn kiệt.
3.5.   Thiền là trở về cái bản thể của ta, với “trung tâm” của mình, cái toàn diện, toàn thể, toàn mỹ về tâm linh. Lúc đó sẽ không còn chỗ cho mê tín dị đoan xân lấn, ta sẽ thấy được thực tướng của vạn pháp.
3.6.   Thiền là cách đưa chúng ta trở về cội nguồn của cuộc sống. Cội nguồn của Thiền là vốn có trong ta, một năng lượng vô tận.
3.7.   Thiền sẽ làm cho mỗi chúng ta tươi trẻ, sống động và yêu đời.
3.8.   Ta tìm Thiền trong ta, để thấy Thiền trong thiên hạ.
3.9.   Ta thấy được tâm ta, là thấy được tâm thiên hạ, thấy được vũ trụ vô biên.
3.10.  Ta đến được bản thể của ta là đến được pháp giới bao la.

4. Một vài chứng minh khoa học để thêm sáng tỏ về Thiền
4.1. Cấu trúc giải phẫu cơ bản của não:
-          Có vỏ não, chất xám và chất trắng.
-          Có não trái não phải.
-          Có cầu não, các thùy não, hành não.
-          Các buồng não (khoang não thất).
-          Có nhiều lớp tế bào thần kinh và hệ thống noron thần kinh cao cấp, với đa chức năng.
-          Não được nối với tủy sống (hệ thống não tủy).
-          Hệ thống não tủy và hệ thống thần kinh trung ương quyết định toàn bộ tư duy, ý thức của con người, các trạng thái tâm lý, cảm xúc và điều chỉnh, kiểm soát toàn bộ hệ thống thần kinh thực vật của cân, cơ, xương và lục phủ ngũ tạng.
4.2. Não bộ của con người được chia làm hai bán cầu não.
-          Bán cầu não trái có chức năng hướng con người đến danh vọng, tiền bạc, làm cho con người có xu hướng phàm tục, sa đọa. Bán cầu não phải có xu hướng thánh thiện, thích tâm linh, bản thể bên trong của mình, làm cho con người tinh tấn và hòa mình với tự nhiên, xã hội. Chính chức năng của 2 bán cầu não như vậy nên con người luôn có bản ngã, nửa hướng thiện, nửa bất thiện; xã hội vật chất càng phát triển lại càng làm cho chúng ta luôn có xu hướng chìm đắm vô minh.
-          Việc ngồi Thiền sẽ làm cho bán cầu não trái yên lắng, sự đối nghịch bị xóa bỏ, làm cho 2 bán cầu của não trở nên hợp nhất, từ đó sẽ phát huy tính năng tối đa, làm cho não chúng ta khỏe lên và thông minh hơn.
4.3.   Thùy trán của não thể hiện sự sáng suốt của con người, hòa đồng với sự sáng suốt của càn khôn vũ trụ. Khi vào định thì thùy trán sẽ được kiểm soát, từ đó sẽ kiểm soát được thùy chẩm phía sau (thường sinh vọng tưởng), từ đó sẽ kiểm soát và nhận thức toàn thân.
4.4.   Khi hành Thiền, ta đã nhiếp tâm vào định, thì lớp võ não được ngưng lại, năng lượng tiếp tục thẩm thấu sâu vào bên trong, làm cho lớp não sâu hơn được kích hoạt, sống dậy. Do đó bộ não chúng ta sẽ mạnh lên, sự nhận biết từ đó sẽ sáng suốt hơn, tinh tế hơn, phát huy thêm tiềm năng của bộ não chúng ta. Chính vì vậy, Đức Phật, các vị Bồ tát và A-la-hán luôn ở trong định, nên sức tự chủ vô cùng, sáng suất vô cùng (vô lượng thọ, vô lượng quang).

Xin kết thúc bằng vài vần thơ:
Câu 1:
“Trôi lặn bể khổ bao giờ tỉnh
Sóng lòng yên tịnh, rõ đáy sâu
Mau mau phản tỉnh, hồi quang lại
Phật giác ngay đây khỏi kiếp sau”.
Câu 2:
“Chư hạnh vô thường
Thị sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịnh diệt vi nạp”
Câu 3:
“Sa bà duyên nghiệp sinh thành
Trăm năm trụ thế tu hành không ngơi
Sắc thân tuy đã hoại rồi
Chân không ta sẽ phản hồi chân không”.